NGUỒN CÁT TỰ NHIÊN ĐANG KHAN HIẾM, GIẢI PHÁP NÀO CHO NGUỒN CUNG ỨNG CÁT TẠI VIỆT NAM?
Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) dẫn số liệu thống kê từ các địa phương cho thấy, tổng trữ lượng cát, sỏi đủ tiêu chuẩn làm cát xây dựng được các địa phương phê duyệt theo thẩm quyền khoảng 692 triệu m3; công suất cấp phép khai thác cát xây dựng khoảng 62 triệu m3/năm.
Tuy nhiên, theo tính toán của Viện Vật liệu xây dựng thì nhu cầu sử dụng cát xây dựng cả nước hàng năm khoảng 130 triệu m3. Như vậy, nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được từ 40-50% nhu cầu cát xây dựng.
Trên thực thế, tình trạng thiếu cát xây dựng tại một số thời điểm và một số nơi đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
Từ nay đến năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ triển khai đồng loạt nhiều tuyến đường cao tốc với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, dù được xem là mỏ cát của khu vực nhưng hiện nay các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp… vẫn khan hiếm cát, dẫn đến nhiều công trình xây dựng chậm tiến độ.
Đứng trước thực trạng đó, chính phủ đã có những chính sách để đẩy mạnh tình hình tăng trưởng kinh tế cuối năm, đi đôi với việc có những giải pháp ổn định lâu dài cho cán cân Cung – Cầu của ngành xây dựng, trong đó nhấn mạnh ưu tiên tới việc kêu gọi các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp “Ổn định nguồn cung ứng cho thị trường Cát ở Việt Nam” cụ thể:
“Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, ưu tiên các dự án sắp hoàn thành; sớm đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng nhằm duy trì và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh .
Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới, xanh, ít phát thải, có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, nhất là phát huy hiệu quả mô hình hợp tác công – tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng”.
Trong bối cảnh đó, “Công ty cổ phần Tập đoàn TNT vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu cát từ Campuchia phục vụ các dự án công tại Việt Nam”. Với lợi thế có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và khai thác khoáng sản, TNT Group hiểu rằng trong bối cảnh thiếu hụt khác như hiện nay là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện lợi thế của mình khi ký kết hợp đồng hợp tác độc quyền với Tập đoàn Soktherea, đây cũng là một trong những doanh nghiệp có trữ lượng cát được cấp phép khai thác lớn nhất tại Campuchia.
Đến hiện tại, số lượng nhập khẩu trung bình hàng ngày từ 18.000 – 20.000 m3 cát/ ngày, chiếm thị phần tới 60% – lớn nhất trong số các doanh nghiệp nhập khẩu tại An Giang.
Trung bình mỗi ngày Công ty nhập khẩu 18.000- 24.000 m3 cát tại cảng Vĩnh Xương (An Giang).
Thông qua hợp tác toàn diện giữa TNT GROUP và TẬP ĐOÀN SOKTHEREA, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác đầu tư khai thác cát tự nhiên trên sông Mekong tại Campuchia để phục vụ thị trường trong nước và quốc tế (xuất khẩu), TNT Group sẽ là đơn vị độc quyền khai thác, nhập khẩu và phân phối cát của Soktheara; thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cam-pu-chia trong hiện tại và tương lai, mở ra hướng đi mới đảm bảo cán cân cung cầu cho ngành khai thác Cát tại Việt Nam.